Tuấn NQ

Bảo hiểm nhân thọ có tính thuế thu nhập cá nhân không?

Khi tham gia bảo hiểm nhân thọ lần đầu, nhiều người thường đặt ra câu hỏi liệu mua bảo hiểm nhân thọ có tính thuế TNCN hay không. Để giúp bạn có câu trả lời rõ ràng và đầy đủ, bài viết dưới đây của Tuannq.vn sẽ mang đến cho bạn những thông tin cần thiết về vấn đề này.

Cùng dành ra ít phút để tìm hiểu về thuế thu nhập cá nhân là gì? Cách tính thuế thu nhập cá nhân khi mua bảo hiểm nhân thọ? Các doanh nghiệp cần lưu ý gì khi mua bảo hiểm nhân thọ cho nhân viên đế tránh bảo hiểm nhân thọ lừa đảo

 

Tìm hiểu về thuế thu nhập cá nhân

Trước tiên, bạn cần nắm được khái niệm cơ bản về thuế thu nhập cá nhân (TNCN) để biết được rằng tham gia bảo hiểm nhân thọ có ảnh hưởng đến thuế thu nhập cá nhân của bạn hay không.

Thuế TNCN là khoản tiền mà người có thu nhập (đạt mức quy định) phải chia sẻ cho ngân sách nhà nước. Khoản tiền này sẽ được tính từ lương hoặc các nguồn thu khác của bạn, sau khi đã trừ đi các khoản được miễn giảm theo luật định.

Vậy, ai phải nộp thuế thu nhập cá nhân? Có hai trường hợp chính:

  • Bạn là người cư trú tại Việt Nam
  • Bạn không cư trú tại Việt Nam nhưng có kiếm thu nhập tại Việt Nam

Nếu bạn tham gia bảo hiểm nhân thọ hoặc nhận tiền bồi thường từ bảo hiểm nhân thọ khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, thì thu nhập cá nhân của bạn có thể giảm hoặc tăng. Đó là lý do tại sao bạn cần quan tâm đến việc bảo hiểm nhân thọ có tính thuế TNCN hay không.

 

Tham gia bảo hiểm nhân thọ có phải đóng thuế thu nhập cá nhân (TNCN)?

Bạn có biết rằng việc tham gia bảo hiểm nhân thọ có thể ảnh hưởng đến thuế thu nhập cá nhân của bạn? Điều này phụ thuộc vào trường hợp bạn tham gia bảo hiểm như thế nào. Cụ thể:

Trường hợp 1: Cá nhân tự tham gia bảo hiểm nhân thọ

Nếu bạn là người tự quyết định tham gia bảo hiểm nhân thọ, bạn sẽ phải nộp thuế thu nhập cá nhân cho số tiền đóng phí bảo hiểm. Vì số tiền này không nằm trong danh sách các khoản được miễn giảm thuế theo luật định.

Theo quy định, các khoản được miễn giảm thuế thu nhập cá nhân gồm: miễn giảm cho gia cảnh, miễn giảm cho các khoản đóng bảo hiểm như bảo hiểm y tế, xã hội hay quỹ hưu trí tự nguyện, thất nghiệp hay miễn giảm cho các khoản đóng góp khuyến học, nhân đạo, từ thiện.

 

Trường hợp 2: Cá nhân được người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm nhân thọ cho

Hiện nay, có không ít doanh nghiệp đã chọn mua bảo hiểm nhân thọ cho nhân viên thay vì bảo hiểm xã hội. Vậy trong trường hợp bạn là người lao động được hưởng bảo hiểm nhân thọ từ doanh nghiệp, bạn có phải nộp thuế thu nhập cá nhân cho số tiền đóng phí bảo hiểm hay không? Hay bạn có đóng phí ban đầu trong bảo hiểm nhân thọ Tuấn NQ sẽ giúp bạn làm rõ vấn đề này qua hai trường hợp sau:

  • Bạn được tham gia bảo hiểm có tích lũy về phí bảo hiểm: Nếu bạn được tham gia loại hình bảo hiểm này, bạn sẽ phải nộp thuế thu nhập cá nhân cho số tiền đóng phí định kỳ.
    Công ty bảo hiểm nhân thọ sẽ trừ 10% thuế vào ngày hết hạn hợp đồng bảo hiểm. Hoặc doanh nghiệp sẽ trừ 10% thuế cho bạn dựa trên tiền phí bảo hiểm đã mua khi trả lương.
  • Bạn được tham gia bảo hiểm không có tích lũy về phí bảo hiểm: Nếu bạn được tham gia loại hình bảo hiểm này, bạn sẽ không phải nộp thuế thu nhập cá nhân cho số tiền đóng phí bảo hiểm.

 

Nhận tiền bồi thường bảo hiểm có tính thuế thu nhập cá nhân (TNCN) không?

Một trong những vấn đề mà nhiều khách hàng quan tâm khi tham gia bảo hiểm nhân thọ chính là việc tiền bồi thường có bị tính vào thu nhập cá nhân hay không.

Cụ thể, khi bạn gặp phải rủi ro trong cuộc sống, người thụ hưởng sẽ được công ty bảo hiểm trả cho bạn số tiền bồi thường theo từng sự kiện bảo hiểm cụ thể. Số tiền này sẽ được quy định rõ ràng trong hợp đồng bảo hiểm mà bạn đã ký kết với công ty bảo hiểm.

Theo pháp luật, thu nhập từ lãi hợp đồng bảo hiểm nhân thọ hay thu nhập từ bồi thường hợp đồng bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm sẽ được miễn thuế thu nhập cá nhân. Đó là quy định tại Điều 4 Luật thuế thu nhập cá nhân và Điều Thông tư 111/2013/TT-BTC.

Vì vậy, bạn có thể yên tâm rằng khi nhận tiền bồi thường bảo hiểm nhân thọ, bạn sẽ KHÔNG phải chịu bất kỳ khoản thuế nào từ số tiền này.

 

Chi phí mua bảo hiểm nhân thọ khi được trừ thuế TNCN

Khi tính thu nhập chịu thuế, Bộ Tài chính đã quy định rõ ràng về các khoản chi được trừ và không được trừ theo điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC.

Theo đó, bạn cần chú ý đến Khoản 1 Điều 4 của Thông tư này (đã được sửa đổi và bổ sung tại Khoản 2 Điều 6 Thông tư số 119/2014/TT-BTC và Điều 1 Thông tư số 151/2014/TT-BTC). Cụ thể:

“1. Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:

  1. a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
  2. b) Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.
  3. c) Khoản chi nếu có hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.”

Ngoài ra, tại Khoản 2 Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC còn quy định các khoản chi không đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều 4 là:

“2.11. Phần chi vượt mức 01 triệu đồng/tháng/người để: Trích nộp quỹ hưu trí tự nguyện, mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện cho người lao động.

Khoản trích nộp quỹ hưu trí tự nguyện, mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện cho người lao động được tính vào chi phí được trừ, ngoài việc không vượt mức quy định tại điểm này còn phải được ghi cụ thể điều kiện hưởng và mức hưởng tại một trong các hồ sơ sau: Hợp đồng lao động; Thỏa ước lao động tập thể; Quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty, Tập đoàn; Quy chế thưởng do Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc quy định theo quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty.

Doanh nghiệp không được tính vào chi phí đối với các khoản chi cho chương trình tự nguyện nêu trên nếu doanh nghiệp không thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về bảo hiểm bắt buộc cho người lao động (kể cả trường hợp nợ tiền bảo hiểm bắt buộc).

2.30. Các khoản chi không tương ứng với doanh thu tính thuế, trừ các khoản chi sau:

– Các khoản thực chi cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại nơi làm việc của doanh nghiệp, bao gồm: Chi phí đào tạo cán bộ phòng, chống HIV/AIDS của doanh nghiệp, chi phí tổ chức truyền thông phòng, chống HIV/AIDS cho người lao động của doanh nghiệp, phí thực hiện tư vấn, khám và xét nghiệm HIV, chi phí hỗ trợ người nhiễm HIV là người lao động của doanh nghiệp.

– Khoản thực chi để thực hiện nhiệm vụ giáo dục quốc phòng và an ninh, huấn luyện, hoạt động của lực lượng dân quân tự vệ và phục vụ các nhiệm vụ quốc phòng, an ninh khác theo quy định của pháp luật có liên quan.

– Khoản thực chi để hỗ trợ cho tổ chức Đảng, tổ chức chính trị xã hội trong doanh nghiệp.

– Khoản chi cho hoạt động giáo dục nghề nghiệp và đào tạo nghề nghiệp cho người lao động bao gồm:

+ Chi phí trả cho người dạy, tài liệu học tập, thiết bị dùng để hoạt động giáo dục nghề nghiệp, vật liệu thực hành, các chi phí khác hỗ trợ cho người học.

+ Chi phí đào tạo của doanh nghiệp cho người lao động được tuyển dụng vào làm việc tại doanh nghiệp

– Khoản chi có tính chất phúc lợi chi trực tiếp cho người lao động như: chi đám hiếu, hỷ của bản thân và gia đình người lao động; chi nghỉ mát, chi hỗ trợ điều trị; chi hỗ trợ bổ sung kiến thức học tập tại cơ sở đào tạo; chi hỗ trợ gia đình người lao động bị ảnh hưởng bởi thiên tai, địch họa, tai nạn, ốm đau; chi khen thưởng con của người lao động có thành tích tốt trong học tập; chi hỗ trợ chi phí đi lại ngày lễ, tết cho người lao động; chi bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm tự nguyện khác cho người lao động (trừ khoản chi mua bảo hiểm nhân thọ cho người lao động hướng dẫn tại điểm 2.6, bảo hiểm hưu trí tự nguyện cho người lao động hướng dẫn tại điểm 2.11 Điều này) và những khoản chi có tính chất phúc lợi khác. Tổng số chi có tính chất phúc lợi nêu trên không quá 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế của doanh nghiệp.

Việc xác định 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế của doanh nghiệp được xác định bằng quỹ tiền lương thực hiện trong năm chia (:) 12 tháng. Trường hợp doanh nghiệp hoạt động không đủ 12 tháng thì: Việc xác định 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế được xác định bằng quỹ tiền lương thực hiện trong năm chia (:) số tháng thực tế hoạt động trong năm.

Quỹ tiền lương thực hiện là tổng số tiền lương thực tế đã chi trả của năm quyết toán đó đến thời hạn cuối cùng nộp hồ sơ quyết toán theo quy định (không bao gồm số tiền trích lập quỹ dự phòng tiền lương của năm trước chi trong năm quyết toán thuế).

– Các khoản chi khác mang tính chất đặc thù, phù hợp theo từng ngành nghề, lĩnh vực theo văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính.”

 

Cách tính phí TNCN khi mua bảo hiểm nhân thọ

Nếu tiền bảo hiểm nhân thọ được tính vào thu nhập chịu thuế TNCN, thì cách tính thuế sẽ được quy định theo Khoản 2 Điều 14 của Thông tư 92/2015/TT-BTC, cụ thể như sau:

“6. Căn cứ tính thuế đối với tiền tích lũy mua bảo hiểm không bắt buộc là khoản tiền phí tích lũy mua bảo hiểm nhân thọ (không bao gồm bảo hiểm hưu trí tự nguyện), bảo hiểm không bắt buộc khác do người sử dụng lao động mua hoặc đóng góp cho người lao động và tỷ lệ khấu trừ 10%.

Trường hợp người sử dụng lao động mua cho người lao động bảo hiểm nhân thọ (không bao gồm bảo hiểm hưu trí tự nguyện), bảo hiểm không bắt buộc khác có tích lũy về phí bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, người lao động chưa phải tính vào thu nhập chịu thuế khi người sử dụng lao động mua bảo hiểm. Đến thời điểm đáo hạn hợp đồng, doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm khấu trừ tiền thuế theo tỷ lệ 10% trên khoản tiền phí tích lũy tương ứng với phần người sử dụng lao động mua cho người lao động từ ngày 01 tháng 7 năm 2013. Trường hợp khoản phí tích lũy được trả nhiều lần thì tiền thuế được khấu trừ theo tỷ lệ 10% tương ứng với từng lần trả tiền phí tích lũy.

Trường hợp người sử dụng lao động mua cho người lao động bảo hiểm nhân thọ (không bao gồm bảo hiểm hưu trí tự nguyện), bảo hiểm không bắt buộc khác có tích lũy về phí bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm không thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam được phép bán bảo hiểm tại Việt Nam thì người sử dụng lao động có trách nhiệm khấu trừ thuế theo tỷ lệ 10% trên khoản tiền phí bảo hiểm đã mua hoặc đóng góp trước khi trả lương cho người lao động.

Doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm theo dõi riêng phần phí bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm không bắt buộc khác do người sử dụng lao động mua hoặc đóng góp cho người lao động để làm căn cứ tính thuế thu nhập cá nhân.”

Việc tính phí thu nhập cá nhân khi mua bảo hiểm nhân thọ phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể và sẽ dẫn đến 2 cách tính phí khác nhau như sau:

  • Nếu bạn mua bảo hiểm từ doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo luật Việt Nam, bạn sẽ không phải trừ thuế ngay khi mua bảo hiểm. Nhưng khi hết hạn hợp đồng bảo hiểm, bạn sẽ phải trừ 10% thuế trên số tiền tích lũy mà doanh nghiệp trả cho bạn. Nếu số tiền tích lũy được trả nhiều lần, bạn sẽ phải trừ 10% thuế cho mỗi lần nhận tiền.
  • Nếu bạn mua bảo hiểm từ doanh nghiệp không được thành lập và hoạt động theo luật Việt Nam nhưng được phép bán bảo hiểm tại Việt Nam, bạn sẽ phải trừ 10% thuế trên số tiền phí bảo hiểm mà bạn đã mua hoặc đóng góp. Thuế này sẽ được trừ trước khi bạn nhận lương từ người sử dụng lao động của bạn.

Trường hợp được giảm trừ thuế thu nhập cá nhân đã được quy định rõ tại Khoản 3 Điều 12 Thông tư 92/2015/TT-BTC, cụ thể:

“n) Thu nhập từ bồi thường hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe; tiền bồi thường tai nạn lao động; tiền bồi thường, hỗ trợ theo quy định của pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; các khoản bồi thường Nhà nước và các khoản bồi thường khác theo quy định của pháp luật. Cụ thể trong một số trường hợp như sau:

n.1) Thu nhập từ bồi thường hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe là khoản tiền mà cá nhân nhận được do tổ chức bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe trả cho người được bảo hiểm theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm đã ký kết. Căn cứ xác định khoản bồi thường này là văn bản hoặc quyết định bồi thường của tổ chức bảo hiểm hoặc tòa án và chứng từ trả tiền bồi thường.”

 

Doanh nghiệp mua bảo hiểm nhân thọ cho nhân viên có bị tính thuế TNCN

Câu trả lời là Không, trên cơ sở quy định của pháp luật. Theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC: “a) Các khoản đóng bảo hiểm bao gồm: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với một số ngành nghề phải tham gia bảo hiểm bắt buộc”

 

Mua bảo hiểm nhân thọ có được trừ thuế TNCN không?

Tại Điều 4 Luật thuế thu nhập cá nhân có nêu rõ những trường hợp được miễn thuế TNCN bao gồm:

“7. Thu nhập từ lãi tiền gửi tại tổ chức tín dụng, lãi từ hợp đồng bảo hiểm nhân thọ.

  1. Thu nhập từ bồi thường hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ, tiền bồi thường tai nạn lao động, khoản bồi thường nhà nước và các khoản bồi thường khác theo quy định của pháp luật.”

Ngoài ra, căn cứ theo Điều 3 Thông tư 11/2013/TT-BTC những trường hợp sẽ được miễn giảm thuế thu nhập cá nhân cụ thể:

“g) Thu nhập từ lãi tiền gửi tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, lãi từ hợp đồng bảo hiểm nhân thọ; thu nhập từ lãi trái phiếu Chính phủ.

g.2) Lãi từ hợp đồng bảo hiểm nhân thọ là khoản lãi mà cá nhân nhận được theo hợp đồng mua bảo hiểm nhân thọ của các doanh nghiệp bảo hiểm.

Căn cứ để xác định thu nhập miễn thuế đối với thu nhập từ lãi hợp đồng bảo hiểm nhân thọ là chứng từ trả tiền lãi từ hợp đồng bảo hiểm nhân thọ.

  1. n) Thu nhập từ bồi thường hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe; tiền bồi thường tai nạn lao động; tiền bồi thường, hỗ trợ theo quy định của pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; các khoản bồi thường Nhà nước và các khoản bồi thường khác theo quy định của pháp luật. Cụ thể trong một số trường hợp như sau:

n.1) Thu nhập từ bồi thường hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe là khoản tiền mà cá nhân nhận được do tổ chức bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe trả cho người được bảo hiểm theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm đã ký kết. Căn cứ xác định khoản bồi thường này là văn bản hoặc quyết định bồi thường của tổ chức bảo hiểm hoặc toà án và chứng từ trả tiền bồi thường.”

 

Tạm kết

Qua bài viết này, Tuấn NQ tin rằng bạn đã có câu trả lời cho thắc mắc về việc có tính thuế TNCN khi mua bảo hiểm nhân thọ. Qua những chia sẻ này, bạn có thể hiểu rõ hơn về cách tính toán thuế thu nhập cá nhân đối với bảo hiểm nhân thọ và những trường hợp được miễn thuế theo quy định của pháp luật. Bạn có thể xem thêm bài viết bảo hiểm nhân thọ có kỳ hạn, cách tính tiền bảo hiểm nhân thọ và nên mua bảo hiểm nhân thọ không để hiểu hơn về bảo hiểm nhân thọ

Đừng ngần ngại để lại thông tin tại mục bình luận nếu bạn còn thắc mắc nào khác về chủ đề này, Tuấn sẽ hồi đáp bạn trong thời gian sớm nhất.

Bạn thích nội dung này?

“nếu bạn thích những nội dung tương tự trong blog này, hãy để lại email bên dưới, khi có bài viết mới mình sẽ gởi thông báo cho bạn nhé”

    Bạn cũng sẽ thích:

    0 0 votes
    Article Rating
    Theo dõi
    Thông báo qua email khi
    guest
    2 Bình luận
    Cũ nhất
    Mới nhất Được bình chọn nhiều nhất
    Inline Feedbacks
    Xem tất cả bình luận
    Phan Thành Hiếu

    Có khoản phí nào khi mua bảo hiểm được miễn phí thuế không nhỉ?

    TUAN NQ
    TUAN NQ

    Hãy để lại email để nhận những thông tin mới nhất từ blog của mình nhé

      DMCA.com Protection Status
      2
      0
      Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
      ()
      x