Tuấn NQ

Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp: Có bắt buộc tham gia? Quyền lợi của người lao động là gì?

Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (TNLĐ-BNN) không chỉ là một chế độ bảo hiểm bắt buộc theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH), mà còn là “điểm tựa” vững chắc giúp người lao động (NLĐ) vượt qua khó khăn khi gặp tai nạn lao động. Với mục tiêu chia sẻ gánh nặng và bảo vệ thu nhập cho NLĐ bị TNLĐ-BNN, chính sách này giữ vai trò quan trọng trong hệ thống an sinh xã hội.

Theo số liệu từ Tổ chức Lao động Quốc tế, mỗi năm có hàng triệu ca tử vong do tai nạn lao động, làm nổi bật tầm quan trọng của việc mua bảo hiểm tai nạn lao động để đảm bảo an toàn và bảo vệ cho bản thân. Hãy cùng Tuannq.vn tìm hiểu chi tiết về quyền lợi của người lao động trong bài viết này!

 

Đóng bảo hiểm tai nạn lao động có bắt buộc không?

Bảo hiểm tai nạn lao động
Một số lĩnh vực bắt buộc phải có bảo hiểm tai nạn lao động 

 

Những đối tượng sử dụng lao động dưới đây có trách nhiệm phải mua bảo hiểm xã hội bắt buộc:

  •  Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân
  • Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác
  • Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam
  • Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác
  • Cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động

 

Đối tượng được hưởng quyền lợi của bảo hiểm tai nạn lao động

Căn cứ Điều 43 Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015 và khoản 1 Điều 2 Nghị định 88/2020/NĐ-CP, những đối tượng được hưởng, bao gồm:

  • Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức và viên chức
  • Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân
  • Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an đang theo học được hưởng sinh hoạt phí
  • Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
  • Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn và hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 03 tháng trở lên và người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng.
  • Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương.

Bên cạnh bảo hiểm tai nạn lao động, nếu như bạn đang làm một công việc vô cùng nguy hiểm và có mức độ rủi ro lớn, hãy nên tham khảo thêm các loại bảo hiểm tai nạn cá nhân tại các công ty bảo hiểm, để bảo vệ bản thân một cách tốt nhất có thể.

 

Bảo hiểm tai nạn lao động là gì?

Bảo hiểm tai nạn lao động là một loại hình bảo hiểm của bảo hiểm tai nạn, bảo vệ người lao động khi không may gặp tai nạn trong quá trình làm việc.

Các quy định về sản phẩm bảo hiểm này được quy định trong Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 và Luật Bảo hiểm xã hội 2014.

Bảo hiểm này sẽ chi trả cho người lao động những khoản sau:

  • Phí khám giám định thương tật, bệnh tật do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với các trường hợp đủ điều kiện hưởng
  • Hỗ trợ phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình
  • Chi phí dưỡng sức và phục hồi sức khỏe
  • Hỗ trợ phòng ngừa, chia sẻ rủi ro về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
  • Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp khi trở lại làm việc
  • Chi phí quản lý bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
  • Chi phí đóng bảo hiểm y tế cho người nghỉ việc hưởng trợ cấp bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng

 

Điều kiện hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động

Người lao động được hưởng những quyền lợi của bảo hiểm này khi gặp những trường hợp sau:

– Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc, kể cả khi đang thực hiện các nhu cầu sinh hoạt cần thiết tại nơi làm việc hoặc trong giờ làm việc mà Bộ luật lao động và nội quy của cơ sở sản xuất, kinh doanh cho phép, bao gồm nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, làm vệ sinh kinh nguyệt, tắm rửa, cho con bú, đi vệ sinh;
  • Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc người được người sử dụng lao động ủy quyền bằng văn bản trực tiếp quản lý lao động;Trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý;

– Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn.

Người lao động không được hưởng chế độ do Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp chi trả nếu thuộc một trong các nguyên nhân quy định tại khoản 1 Điều 40 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015:

– Do mâu thuẫn của chính nạn nhân với người gây ra tai nạn mà không liên quan đến việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động;

– Do người lao động cố ý tự hủy hoại sức khỏe của bản thân;

– Do sử dụng ma túy, chất gây nghiện khác trái với quy định của pháp luật.

 

Mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động

Bảo hiểm tai nạn lao động
Mức đóng phí bảo hiểm lao động

 

Đóng bảo hiểm đầy đủ là trách nhiệm của người lao động. Theo quy định, mức đóng sẽ được tính trên cơ sở tiền lương tháng của người lao động như sau:

Mức đóng = 0,5% x Tiền lương tháng

Đối với các doanh nghiệp hoạt động trong các ngành nghề có nguy cơ cao về tai nạn lao động nghề nghiệp, nếu đủ điều kiện pháp luật quy định, thì:

Mức đóng = 0,3% x Tiền lương tháng

 

Kết luận

Tóm lại, việc tham gia bảo hiểm tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp không chỉ là nghĩa vụ pháp lý mà còn là sự bảo vệ quan trọng cho người lao động. Qua bài viết, chúng ta đã thấy rõ về sự quan trọng của việc này trong việc đảm bảo quyền lợi và an toàn cho người lao động.

Đồng thời, thông qua việc hiểu rõ về quyền lợi mà bảo hiểm mang lại, người lao động có thể tự bảo vệ mình một cách toàn diện và đồng đều trong môi trường làm việc.

Bạn thích nội dung này?

“nếu bạn thích những nội dung tương tự trong blog này, hãy để lại email bên dưới, khi có bài viết mới mình sẽ gởi thông báo cho bạn nhé”

    Bạn cũng sẽ thích:

    0 0 votes
    Article Rating
    Theo dõi
    Thông báo qua email khi
    guest
    0 Bình luận
    Inline Feedbacks
    Xem tất cả bình luận
    TUAN NQ
    TUAN NQ

    Hãy để lại email để nhận những thông tin mới nhất từ blog của mình nhé

      DMCA.com Protection Status
      0
      Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
      ()
      x