Tuấn NQ

Tất tần tật thông tin về bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp

Quy định đóng bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp không chỉ là trách nhiệm pháp lý đối với doanh nghiệp, mà còn đảm bảo quyền lợi và an sinh xã hội của người lao động. Trong bài viết này, Tuấn sẽ cùng bạn khám phá các đối tượng, quy định cơ bản liên quan đến việc đóng bảo hiểm xã hội và những lợi ích mà nó mang lại cho cả doanh nghiệp và người lao động.

 

Đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) bắt buộc là ai?

Theo điều 4, Điều 13, Điều 17 Quyết định 595/QĐ-BHXH, đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm:

  • Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc công việc nhất định có thời hạn từ 3 tháng đến dưới 12 tháng, bao gồm cả hợp đồng lao động ký kết với người đại diện dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động.
  • Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ 1 đến dưới 3 tháng cũng được xem là đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội kể từ ngày 1/1/2018.
  • Người quản lý doanh nghiệp và người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương cũng phải tham gia bảo hiểm xã hội theo quy định.
  • Đối tượng sử dụng lao động tham gia BHXH, BHTN, BHYT bắt buộc bao gồm: các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác, cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam, doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động.
  • Đối với trường hợp người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ 1 đến dưới 3 tháng.
  • Thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc và BHTN-LĐ-BNN;
  • Không nằm trong đối tượng tham gia BHYT và BTHN.

(Theo Công văn 3895/BHXH-TB của BHXH TP Hà Nội.

  • Ngoài ra, việc đóng BHXH của chi nhánh của doanh nghiệp được thực hiện tại địa bàn mà chi nhánh đó hoạt động hoặc có thể đóng tại công ty mẹ, tuân thủ theo Quyết định 888/QĐ-BHXH của BHXH Việt Nam.

 

Tỷ lệ đóng BHXH, BHYT, BHTN và Kinh phí công đoàn (KPCĐ) chi tiết

Tỷ lệ đóng bảo hiểm là 32% trong đó người lao động là 10.5% và doanh nghiệp là 21.5%
Tỷ lệ đóng bảo hiểm là 32% trong đó người lao động là 10.5% và doanh nghiệp là 21.5%

Theo Quyết định 23/2021/QĐ-TTg, Nghị quyết 68/NQ-CP và Nghị quyết 116/NQ-CP, tỷ lệ đóng BHXH, BHYT, BHTN áp dụng cho doanh nghiệp và người lao động được tính như sau:

Tỷ lệ đóng BHXH BHYT BHTN Tổng
DN phải đóng 17,5% 3% 1% 21.5%
Người lao động 8% 1,5% 1% 10.5%
Tổng cộng 25,5% 4,5% 2% 32%

Theo bảng minh họa, tỷ lệ đóng BHXH, BHYT và BHTN của doanh nghiệp là 21.5%. Đối với người lao động, tỷ lệ đóng BHXH, BHYT và BHTN là 10.5%. Tổng cộng, tỷ lệ đóng là 32%.

Bên cạnh việc đóng BHXH, BHYT, BHTN , hàng tháng doanh nghiệp cũng phải đóng KPCĐ* ở mức 2% (được tính trên tổng quỹ tiền lương tham gia BHXH) để nộp cho Liên đoàn Lao động của quận/huyện.

*Là một khoản phí hỗ trợ và phát triển các hoạt động của Công đoàn, tổ chức đại diện cho lợi ích và quyền lợi của người lao động. Kinh phí này được tính dựa trên tổng quỹ tiền lương mà doanh nghiệp đã tham gia đóng BHXH. Việc nộp Kinh phí Công đoàn đảm bảo sự hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động công đoàn, nhằm tăng cường quyền lợi và trao đổi thông tin giữa người lao động và doanh nghiệp.

Mức tiền lương đóng Bảo hiểm Xã hội (BHXH), Bảo hiểm Y tế (BHYT), Bảo hiểm Thất nghiệp (BHTN), và Kinh phí Công đoàn (KPCĐ) được quy định như sau trong năm 2020:

Làm sao để tính tỉ lệ BHXH, BHYT, BHNT, KPCĐ theo lương?

 

Mức tiền lương quy định khi đóng BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ

Doanh nghiệp đóng bảo hiểm xã hội theo tháng, quý, hoặc nữa năm một lần
Doanh nghiệp đóng bảo hiểm xã hội theo tháng, quý, hoặc nữa năm một lần

1. Mức tiền lương đóng BHXH thấp nhất

  • Mức tiền lương hàng tháng đóng BHXH không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm đóng.
  • Người lao động có công việc đòi hỏi đã qua học nghề hoặc đào tạo nghề phải đóng BHXH với mức lương cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng. Trong trường hợp làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, mức lương đóng BHXH phải cao hơn ít nhất 5%. Với những công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, mức lương đóng BHXH phải cao hơn ít nhất 7%.

  • Mức lương tối thiểu vùng không bao gồm các khoản phụ cấp lương và các khoản bổ sung.

 

2. Mức tiền lương đóng BHXH cao nhất

  • Mức tiền lương hàng tháng đóng BHXH và BHYT bắt buộc tối đa bằng 20 tháng lương cơ sở.
  • Mức tiền lương hàng tháng đóng BHTN tối đa bằng 20 tháng lương tối thiểu vùng (Mức lương cơ sở được xác định như đã nêu tại mục 1 ở trên, không bao gồm mức lương tối thiểu vùng).

Cần chú ý là mức lương cơ sở KHÁC mức lương tối thiểu vùng. Mức lương cơ sở được quy định như sau:

  • Từ ngày 1/7/2018: 1.390.000đ/tháng.
  • Từ ngày 1/7/2019: 1.490.000đ/tháng.

Do đó, mức lương đóng BHXH và BHYT tối đa từ ngày 1/7/2019 trở đi đến năm 2020 là: 1.490.000đ/tháng x 20 = 29.800.000đ.

Lưu ý: Nếu người lao động có đồng thời từ 02 hợp đồng lao động trở lên với nhiều đơn vị khác nhau, việc đóng BHXH và BHTN sẽ tuân thủ theo hợp đồng lao động được ký kết đầu tiên. Còn đóng BHYT sẽ dựa theo HĐLĐ có mức tiền lương cao hơn.

 

Cách thức đóng BHXH, BHYT, BHTN

BHXN, BHYT. BHTN là 3 loại hình không thể thiếu với người lao động
BHXN, BHYT. BHTN là 3 loại hình không thể thiếu với người lao động

 

Đóng hàng tháng áp dụng cho các doanh nghiệp

  • Đóng tiền hàng tháng, trước hết đến ngày cuối cùng của tháng.
  • Các doanh nghiệp phải trích tiền đóng BHXH bắt buộc từ quỹ tiền lương tháng của người lao động tham gia BHXH bắt buộc, theo mức quy định.
  • => Tiền đóng BHXH được chuyển vào tài khoản chuyên thu của cơ quan BHXH mở tại ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước.

 

Đối tượng áp dụng đóng 3 tháng hoặc 6 tháng một lần

  • Các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp trả lương theo sản phẩm, theo khoán sẽ đóng theo phương thức hằng tháng, 3 tháng hoặc 6 tháng một lần.
  • Trước lúc hết ngày cuối cùng của kỳ đóng, các doanh nghiệp phải chuyển đủ tiền vào quỹ BHXH.

 

Địa điểm đóng BHXH

  • Các doanh nghiệp đóng tiền BHXH tại trụ sở chính đặt ở tỉnh nào thì sẽ đăng ký tham gia đóng BHXH tại tỉnh đó, tuân thủ phân cấp của cơ quan BHXH tỉnh.
  • Nếu doanh nghiệp có chi nhánh, tiểu công ty thì đóng BHXH tại địa bàn nơi cấp giấy phép kinh doanh cho chi nhánh hoặc có thể đóng tại Công ty mẹ.

 

Tạm kết

Thông qua bài này, có thể thấy rằng việc đóng bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp đúng quy định không chỉ giúp bảo vệ quyền lợi của người lao động mà còn đảm bảo sự ổn định và phát triển của doanh nghiệp.

Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến lĩnh vực bảo hiểm, bạn có thể để lại bình luận bên dưới để Tuấn có thể hỗ trợ nhanh chóng nhé.

Bạn thích nội dung này?

“nếu bạn thích những nội dung tương tự trong blog này, hãy để lại email bên dưới, khi có bài viết mới mình sẽ gởi thông báo cho bạn nhé”

    Bạn cũng sẽ thích:

    0 0 votes
    Article Rating
    Theo dõi
    Thông báo qua email khi
    guest
    1 Bình luận
    Cũ nhất
    Mới nhất Được bình chọn nhiều nhất
    Inline Feedbacks
    Xem tất cả bình luận
    Vân Dung

    Bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp không những bảo vệ người lao động mà còn bảo vệ cả doanh nghiệp nữa nhỉ

    TUAN NQ
    TUAN NQ

    Hãy để lại email để nhận những thông tin mới nhất từ blog của mình nhé

      DMCA.com Protection Status
      1
      0
      Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
      ()
      x