Tuấn NQ

Tìm hiểu về nguyên tắc thế quyền trong bảo hiểm nhân thọ

Bên cạnh những lợi ích mà bảo hiểm nhân thọ mang lại, bạn cũng cần hiểu rõ về các nguyên tắc cơ bản để đảm bảo rằng bạn đang được bảo vệ một cách chính xác và hiệu quả. Trong đó, nguyên tắc thế quyền là một trong những nguyên tắc quan trọng nhất trong bảo hiểm.

Vậy, nguyên tắc thế quyền trong bảo hiểm nhân thọ là gì? Hôm nay Tuấn NQ sẽ cùng bạn tìm hiểu về nguyên tắc này để hiểu rõ hơn về cách hoạt động của bảo hiểm, cách nó đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ chúng ta và gia đình và giải đáp các thắc mắc xoay quanh chủ đề.

 

Thế quyền trong bảo hiểm là gì?

Trong lĩnh vực bảo hiểm, nguyên tắc thế quyền (Principle of subrogation) còn được gọi là nguyên tắc chuyển quyền đòi bồi thường. Đây là nguyên tắc được coi là mở rộng và là kết quả của nguyên tắc bồi thường.

Nguyên tắc thế quyền cho phép người tham gia bảo hiểm yêu cầu đền bù từ người gây ra tổn thất. Sau khi được bồi thường, công ty bảo hiểm có quyền khởi kiện người đó để đòi lại số tiền đã trả cho người được bảo hiểm.

Để áp dụng nguyên tắc này, người tham gia bảo hiểm cần cung cấp các bằng chứng liên quan đến vụ việc với bên thứ ba cho công ty bảo hiểm, như biên bản và chứng từ. Sau đó, công ty bảo hiểm sẽ đại diện cho người được bảo hiểm khiếu nại lại bên gây ra tổn thất.

Mục đích của nguyên tắc thế quyền là hạn chế thiệt hại cho cả người tham gia bảo hiểm và công ty bảo hiểm.

Ví dụ: nếu người tham gia bảo hiểm đang lái xe trên đường và bị một người khác đâm phải, công ty bảo hiểm sẽ chi trả quyền lợi bồi thường cho người được bảo hiểm và sau đó sẽ khiếu nại bên gây ra sự cố để đòi lại số tiền bồi thường đã chi trả.

Công ty bảo hiểm có quyền khởi kiện người gây ra tôn thất bảo hiểm
Công ty bảo hiểm có quyền khởi kiện người gây ra tôn thất bảo hiểm

 

Cơ sở hình thành

Nguyên tắc thế quyền trong bảo hiểm được xem như một giải pháp quan trọng để ngăn chặn những hành vi lạm dụng và lợi dụng bảo hiểm một cách phi pháp. Nó đã trở thành một nguyên tắc pháp lý được xác định trong Điều 577 của Luật dân sự năm 2005 như sau:

“Điều 577. Chuyển yêu cầu hoàn trả

  1. Trong trường hợp người thứ ba có lỗi mà gây thiệt hại cho bên được bảo hiểm và bên bảo hiểm đã trả tiền bảo hiểm cho bên được bảo hiểm thì bên bảo hiểm có quyền yêu cầu người thứ ba hoàn trả khoản tiền mà mình đã trả. Bên được bảo hiểm có nghĩa vụ phải cung cấp cho bên bảo hiểm mọi tin tức, tài liệu, bằng chứng cần thiết mà mình biết để bên bảo hiểm thực hiện quyền yêu cầu đối với người thứ ba.
  2. Trong trường hợp bên được bảo hiểm đã nhận số tiền bồi thường thiệt hại do người thứ ba trả, nhưng vẫn ít hơn số tiền mà bên bảo hiểm phải trả thì bên bảo hiểm chỉ phải trả phần chênh lệch giữa số tiền bảo hiểm và số tiền mà người thứ ba đã trả, trừ trường hợp có thoả thuận khác; nếu bên được bảo hiểm đã nhận tiền bảo hiểm nhưng ít hơn so với thiệt hại do người thứ ba gây ra thì bên được bảo hiểm vẫn có quyền yêu cầu người thứ ba bồi thường phần chênh lệch giữa số tiền bảo hiểm và tiền bồi thường thiệt hại.

Bên bảo hiểm có quyền yêu cầu người thứ ba hoàn trả khoản tiền mà mình đã trả cho bên được bảo hiểm.”

Để đảm bảo tính minh bạch và công bằng trong việc thanh toán bồi thường, nguyên tắc thế quyền trong bảo hiểm được áp dụng dựa trên những nguyên tắc sau đây:

  • Đầu tiên, việc thanh toán bồi thường cho người được bảo hiểm sẽ không vượt quá mức tổn hại thực tế mà họ gánh chịu.
  • Thứ hai, số tiền bồi thường của bên thứ ba sẽ không vượt quá số tiền công ty bảo hiểm đã chi trả quyền lợi cho người được bảo hiểm.
  • Nguyên tắc thế quyền này sẽ được áp dụng trước hoặc sau khi công ty bảo hiểm bồi thường tổn thất cho người được bảo hiểm. Công ty bảo hiểm sẽ hợp tác với các bên liên quan để yêu cầu người gây ra tai nạn phải chịu trách nhiệm bồi thường.
  • Người được bảo hiểm cần cung cấp đầy đủ các biên bản, bằng chứng, chứng từ liên quan đến người được bảo hiểm để thực hiện theo nguyên tắc thế quyền.
  • Cuối cùng, trong trường hợp không đòi bồi thường từ người thứ ba, người này sẽ không phải chịu trách nhiệm về các tổn thất, mặc dù có thể là người trực tiếp gây ra những tổn thất đó.

 

Điều kiện thực hiện

Để áp dụng nguyên tắc thế quyền trong bảo hiểm, có những điều kiện sau đây cần được tuân thủ:

  • Nếu người gây ra thiệt hại cho người được bảo hiểm là một bên thứ ba, bên này sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường.
  • Các tổn thất bồi thường phải rơi vào phạm vi bảo hiểm đã quy định trong hợp đồng bảo hiểm.
  • Công ty bảo hiểm đã bồi thường đầy đủ quyền lợi cho người được bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm.
  • Nguyên tắc thế quyền trong bảo hiểm chỉ được áp dụng cho tài sản, không áp dụng đối với con người.

 

Tác dụng của nguyên tắc thế quyền

  • Đối với người được bảo hiểm: Nguyên tắc này đảm bảo rằng họ sẽ không được nhận tiền bồi thường hai lần cho cùng một tổn thất từ bên thứ ba và công ty bảo hiểm.
  • Đối với công ty bảo hiểm: Nguyên tắc thế quyền giúp họ bù đắp phần tài chính đã chi trả cho người được bảo hiểm trong trường hợp xảy ra sự kiện bảo hiểm.

 

Ví dụ

Tuannq.vn sẽ trình bày một số ví dụ dễ hiểu để mô tả cách hoạt động của nguyên tắc thế quyền như sau:

Ví dụ 1:

Trong quá trình nhận hàng tại cảng (bên thứ 3), anh A – người được bảo hiểm – phát hiện rằng hàng hóa đã bị đổ vỡ. Để giải quyết tình huống này, anh đã liên hệ với phía cảng để lập biên bản tổn thất và thông báo cho công ty bảo hiểm về sự cố đã xảy ra.

Nguyên tắc thế quyền được áp dụng như sau: Để đảm bảo quyền lợi của người được bảo hiểm, số tiền bồi thường từ cảng (bên thứ 3) sẽ không được vượt quá số tiền mà công ty bảo hiểm đã bồi thường anh A. Tất cả các chi phí phát sinh khác để đòi bồi thường từ cảng đều sẽ do công ty bảo hiểm chịu trách nhiệm.

Ví dụ 2:

Một chiếc xe ô tô con 5 chỗ được bảo hiểm với giá trị phù hợp. Tuy nhiên, khi đang di chuyển trên đường, xe bị đâm bởi một chiếc container, dẫn đến tình trạng phải sửa chữa và thay thế linh kiện.

Công ty bảo hiểm đã thực hiện bồi thường cho người được bảo hiểm số tiền 55.000.000 VNĐ. Theo kết luận của cảnh sát giao thông, lỗi thuộc về xe container chiếm tỷ lệ 70%, còn xe ô tô con chiếm 30%.

Nguyên tắc thế quyền được áp dụng nhu sau: Sau khi người được bảo hiểm đã nhận được khoản bồi thường đầy đủ theo cam kết từ công ty bảo hiểm, người được bảo hiểm sẽ giữ quyền đòi lại bồi thường từ bên thứ ba cho công ty bảo hiểm.

 

Lý giải thắc mắc của khách hàng khi mua bảo hiểm

Nhiều khách hàng thường lo ngại rằng khi gặp sự cố, liệu họ có nhận được các quyền lợi đã cam kết trong hợp đồng bảo hiểm hay không sau khi đã đóng một khoản phí nhất định cho công ty bảo hiểm. Đặc biệt, bạn phải chú ý thời gian hợp đồng bảo hiểm nhân thọ vô hiệu khi nào để tránh những rủi ro về sau.

Trên thực tế, công ty bảo hiểm không thể bảo vệ toàn bộ rủi ro cho khách hàng chỉ với một chi phí rất nhỏ so với giá trị của quyền lợi. Thay vào đó, công ty bảo hiểm sử dụng quỹ tài chính của mình để giúp người tham gia đối phó với những tình huống rủi ro không lường trước trong cuộc sống, giúp họ đảm bảo được vấn đề tài chính cho bản thân và gia đình.

Nếu sự cố xảy ra do bên thứ ba gây ra, công ty bảo hiểm sẽ sử dụng nguyên tắc thế quyền để bảo vệ quyền lợi của khách hàng và giải quyết các vấn đề liên quan đến việc yêu cầu bồi thường cho các thiệt hại đã gây ra.

 

Từ nguyên tắc thế quyền trong bảo hiểm, hiểu rõ hơn về tính chất của bảo hiểm

Bảo hiểm mang tính chất đảm bảo cho người tham gia trước những rủi ro không lường trước trong cuộc sống. Chứ không phải để tạo ra lợi nhuận cho các công ty bảo hiểm bằng cách thu phí từ khách hàng.

Trong trường hợp của bảo hiểm phi nhân thọ, nếu không có sự cố xảy ra hoặc hợp đồng bảo hiểm kết thúc, người tham gia sẽ không nhận lại số tiền phí đã đóng. Tuy nhiên, phí bảo hiểm này được xem như một phần hỗ trợ cho những người gặp rủi ro khác.

Cụ thể, tiền phí bảo hiểm được thu từ các khách hàng sẽ được đưa vào một quỹ chung để chia sẻ cho tất cả những người tham gia gặp rủi ro. Nếu bạn không may gặp rủi ro, một phần số tiền từ quỹ chung đó sẽ hỗ trợ bạn vượt qua khó khăn trước măt.

Ngược lại, nếu bạn may mắn và không phải đối mặt với rủi ro, số tiền đó sẽ được sử dụng để giúp đỡ những người khác trong cộng đồng gặp khó khăn. Vì vậy, phí bảo hiểm không chỉ đơn giản là một khoản tiền, mà còn là một cách để thể hiện trách nhiệm và lòng nhân ái của chúng ta với cộng đồng.

Nguyên tắc thế quyền giúp công ty bảo hiểm giảm thiểu rủi ro từ thiệt hại do bên thứ 3 gây ra
Nguyên tắc thế quyền giúp công ty bảo hiểm giảm thiểu rủi ro từ thiệt hại do bên thứ 3 gây ra

 

Tạm kết

Tóm lại, nguyên tắc thế quyền trong bảo hiểm nhân thọ là một phương pháp quản lý rủi ro hiệu quả, giúp đảm bảo an toàn tài chính cho người tham gia và công ty bảo hiểm. Qua bài viết hôm nay, Tuấn NQ tin rằng bạn sẽ có được cái nhìn tổng quan và hiểu rõ hơn về cách thức hoạt động của bảo hiểm nhân thọ. Bạn có thể xem thêm bài viết nguồn gốc của bảo hiểm nhân thọ để có thêm thông tin về ngành bảo hiểm.

Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến bảo hiểm nhân thọ, hãy để lại bình luận bên dưới để Tuấn trả lời bạn trong thời gian sớm nhất có thể nhé.

Bạn thích nội dung này?

“nếu bạn thích những nội dung tương tự trong blog này, hãy để lại email bên dưới, khi có bài viết mới mình sẽ gởi thông báo cho bạn nhé”

    Bạn cũng sẽ thích:

    0 0 votes
    Article Rating
    Theo dõi
    Thông báo qua email khi
    guest
    1 Bình luận
    Cũ nhất
    Mới nhất Được bình chọn nhiều nhất
    Inline Feedbacks
    Xem tất cả bình luận
    Lê Thị Bích Thảo

    Nguyên tắc thế quyền áp dụng với mọi công ty bảo hiểm hay sao ad?

    TUAN NQ
    TUAN NQ

    Hãy để lại email để nhận những thông tin mới nhất từ blog của mình nhé

      DMCA.com Protection Status
      1
      0
      Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
      ()
      x